Số Mới
Số Mới
Số Mới

Sai em nhỏ làm việc nhà cũng cần phải 'nghệ thuật'

11 Tháng Mười, 2020
in Wiki

Sai em làm việc nhà không còn là vấn đề đau đầu nhờ những “nghệ thuật” sau đây.

Bạn có một hoặc vài đứa em trai, em gái. Bạn muốn “hò hét”, sai vặt các em đi làm việc nhà nhưng luôn phải chịu thua trước sự cứng đầu, lì lợm của chúng. Thực tế, đàn em thường dựa dẫm vào các anh chị nên thường lười biếng và không tự giác làm bất kỳ việc gì.

Sai em làm việc nhà hiệu quả © KRN.
Sai em làm việc nhà hiệu quả © KRN.

Như vậy, sai bảo em hay “rèn luyện” cho em tự giác, độc lập làm việc nhà cũng là cả một nghệ thuật. Một vài mẹo dưới đây có thể sẽ có ích cho bạn.

Tạo thói quen làm việc cho em từ nhỏ

Để sai em làm việc dễ dàng thì cách tốt nhất là tạo thói quen làm việc cho chúng từ nhỏ. Thói quen là chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Vậy nên khi được rèn rũa từ nhỏ thì em của bạn sẽ luôn nhớ: Việc nhà là một phần của mình, mình phải hoàn thành nó, là một việc cần làm trong ngày. Dần dần, việc nhà cũng giống như hoạt động phải làm khác như rửa mặt, đánh răng, ăn uống.

Khi đó, anh chị sai em làm việc thì không còn khó khăn nữa. Bởi bản thân người em đã tự nhận thức được làm việc nhà là chuyện thường nhật. Tuy nhiên cách này khó áp dụng với các em đã lớn, trở nên cứng đầu cứng cổ và thường xuyên chờ đợi anh chị làm hết việc nhà.

Rèn luyện thói quen làm việc từ nhỏ cho em © Jonathan Borba.
Rèn luyện thói quen làm việc từ nhỏ cho em © Jonathan Borba.

Khen ngợi thay vì chê bai, cáu gắt

Có thể do không thường xuyên làm việc nhà hoặc không muốn làm nhưng bị ép buộc nên em của bạn sẽ thực hiện không tốt. Thông thường, anh chị sẽ chỉ trích, chê bai: “Sao làm ngứa mắt thế?”, “Quét rồi mà bẩn thế này à?”, “Làm gì mà không có tí lực nào hết”,… Những câu nói này sẽ gây ra tác dụng ngược, khiến em bạn muốn vứt bỏ mọi công việc.

Cảm xúc của em nhỏ sẽ trở nên cáu giận nếu bạn nặng lời © Patrick Fore.
Cảm xúc của em nhỏ sẽ trở nên cáu giận nếu bạn nặng lời © Patrick Fore.

Sau khi bị quát, em bạn có thể sẽ đáp lại là: “Giỏi thì anh (chị) làm đi”. Như vậy thì kết cục là chưa thể sai em làm việc mà còn phát sinh một cuộc cãi vã. Vì thế, bạn cần dùng chiến thuật mới: Khen ngợi thay vì chê bai. Bạn hãy thay đổi và thử một lần nói: “Ôi, hôm nay có tiến bộ này, quét nhà sạch gớm, lần sau cứ tiến bộ như vậy có tốt không,…” và đón nhận hiệu quả bất ngờ nhé!

Xây dựng quan hệ tình cảm tốt đẹp

Em của bạn có làm việc nhà hay không cũng phụ thuộc một phần vào tình cảm anh chị. Nếu thân thiết, thương nhau thì bạn sẽ sai bảo em dễ hơn. Anh chị em hòa thuận, tình cảm đoàn kết bền chặt luôn là điều mà cha mẹ hướng đến.

Anh chị em nên dành thời gian cho nhau nhiều hơn © Janko Ferlič.
Anh chị em nên dành thời gian cho nhau nhiều hơn © Janko Ferlič.

Để xây dựng tình cảm tốt đẹp, ngoài tác động từ cha mẹ, bản thân người anh chị cần có những hành động phối hợp nhất định. Anh chị hãy bao dung hơn, sẵn sàng bỏ qua mâu thuẫn, lỗi lầm từ em, đồng thời dành nhiều hơn thời gian hơn cho em, chơi cùng em.

Đưa ra phần thưởng cho công việc

Việc đưa ra phần thưởng hay thậm chí là tiền khi sai em làm việc nhà có lẽ không còn xa lạ nữa. Nhưng bản thân người anh chị phải thật khéo léo để em của mình không phụ thuộc vào phần thưởng mà vẫn hình thành thói quen làm việc hàng ngày.

Một gợi ý trao phần thưởng “tiết kiệm” mà không để em quá phụ thuộc là chế độ: “Thưởng sao và đổi sao lấy quà”. Hãy lập một bảng quà có giá là những số sao nhất định, mỗi việc làm ứng với một số sao nhỏ, khi hoàn thành đủ các mức sao ở trong bảng sẽ tiến hành trao thưởng. Quần áo, dày dép mới lúc nào cũng cần phải mua cho em, nhưng thay vì mua thụ động thì chúng ta để em tự làm và kiếm “sao” mua chúng.

Thưởng cho em phần phưởng sau mỗi công việc © Kira auf der Heide.
Thưởng cho em phần phưởng sau mỗi công việc © Kira auf der Heide.

Sai việc thật nhẹ nhàng, tình cảm

Muốn người khác làm việc cho mình thì bạn phải thật nhẹ nhàng, đừng dùng ngữ điệu khó nghe như: “Vào nhặt rau đi” hay “Quét nhà đi, bẩn quá rồi” mà cần khéo léo hơn. Bạn có thể đưa ra tình huống rất gấp gáp như: “Chị đang dở tay chút việc, em vào giúp chị nhặt rau với, nước sắp sôi rồi”. Nếu em của bạn không biết làm thì cũng đừng cáu gắt mà nhẹ nhàng: “Đưa anh/ chị hướng dẫn cho”.

Làm cùng em ở những lần đầu tiên

Anh chị sai em làm việc mà bản thân lại rảnh rang thì sẽ dễ dàng gây ra bất mãn. Như vậy, tỉ lệ em của bạn nghe lời anh chị sai việc là rất thấp. Do đó, trong những lần đầu, anh chị cần sắn tay làm cùng em. Với những lần sau, khi em bạn đã dần quen với công việc nhà thì anh chị có thể khéo léo chuyển sang làm việc khác.

Bạn nên làm việc nhà cùng em nhỏ ở những lần đầu tiên © KRN.
Bạn nên làm việc nhà cùng em nhỏ ở những lần đầu tiên © KRN.

Sai em làm việc nhà thật ra không khó như bạn tưởng, dù những đứa em có cứng đầu hay ương bướng lỳ lợm đến đâu. Hãy áp dụng ngay những cách trên để sai em làm việc nhà một cách hiệu quả nhé!

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dành cho bạn

Mỹ Tâm và những lần vướng tin đồn yêu đương gây xôn xao nhất

Mỹ Tâm và những lần vướng tin đồn yêu đương gây xôn xao nhất

6 tháng trước

5 mỹ nữ Nhật vừa qua tuổi 20 đã khiến fan 'phát cuồng'

7 tháng trước

6 sự thật bất ngờ về thủ lĩnh 'toàn năng' của nhóm nhạc BTS

7 tháng trước

Tuyển dụng

  • Phòng nội dung
  • Phòng biên tập

Công việc

  • Tài trợ
  • Chương trình phi lợi nhuận

Khác

  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Thông tin mới cập nhật mỗi ngày

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • • Giải trí
  • Âm nhạc
  • Phim ảnh
  • Sao
    • Sao Hàn Quốc
    • Sao Trung Quốc
    • Sao Việt Nam
    • Sao US – UK
  • Xã stress
  • • Thời trang
  • Làm đẹp
  • Mặc đẹp
  • • Khám phá
  • Ăn & Uống
  • Du lịch
  • • Đời sống
  • Kỹ năng & Lối sống
  • Mẹo vặt
  • Wiki
  • • Công nghệ

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.